<h2>Cách chuyển dữ liệu từ vps gốc sang vps khác qua ssh</h2> Trường hợp chuyển này là do admin gặp phải đó là, 1 server vps của mình đã full, không còn dữ liệu để chạy, nên admin tính chuyển 1 website trong vps đó sang 1 vps khác nhiều dung lượng hơn, mà khổ cái là vps gốc hết dung lượng, không thể backup vì backup cũng phải thừa 1 ít dung lượng để backup, Mình đã nghĩ tới dung filezilla để download về máy rồi up ngược lại qua vps mới, nhưng cách này nếu đối với 1 web mà dung lượng lớn như > 10GB chẳng hạn thì tải về rất dễ lỗi và thời gian download lâu. Qua tìm hiểu thì mình có 1 cách khác hay hơn qua ssh, và thời gian chuyển cũng nhanh hơn hẳn, mong qua bài này sẽ giúp 1 số bạn có thể dùng cách này chuyển dữ liệu từ vps gốc sang vps khác hiệu quả. <h3><span id="Huong_dan_chuyen_du_lieu_tu_vps_goc_sang_vps_khac_qua_SCP" class="ez-toc-section"></span>Hướng dẫn chuyển dữ liệu từ vps gốc sang vps khác qua SCP</h3> <ol> <li> <h3><span id="Cai_dat_SCP_len_Vps" class="ez-toc-section"></span>Cài đặt SCP lên Vps</h3> SCP (<strong>Secure Copy</strong>) là một ứng dụng trong linux sử dụng giao thức SSH để copy dữ liệu từ máy Linux gốc sang máy Linux khác. <ol> <li> <h4><span id="Doi_Voi_UbuntuDebian" class="ez-toc-section"></span>Đối Với<strong> Ubuntu/Debian</strong></h4> <pre class="body">apt-get install scp</pre> </li> <li> <h4><span id="Doi_Voi_RedHatCentOS" class="ez-toc-section"></span>Đối Với <strong>RedHat/CentOS</strong></h4> <pre class="body">yum install scp -y</pre> </li> </ol> </li> <li> <h3><span id="Su_dung_SCP_de_chuyen_du_lieu" class="ez-toc-section"></span>Sử dụng SCP để chuyển dữ liệu</h3> Cách thực hiện cú pháp để chuyển dữ liệu <pre class="wp-block-preformatted">scp -option source_file username@destination_host:/destination_folder</pre> Giải Thích <ul> <li>scp: Lệnh scp thực hiện</li> <li>-option: Các tùy chọn phụ</li> <li>source_file: File/Thư mục cần copy</li> <li>Username@destination_host: tên user và IP/hostname (Ví dụ root@45.252.252.252)</li> <li>/destination_folder: Thư mục đích cần copy đến.</li> </ul> </li> <li> <h3><span id="Vidu_cach_chuyen_du_lieu_tu_vps_goc_sang_vps_khac" class="ez-toc-section"></span>Vidu cách chuyển dữ liệu từ vps gốc sang vps khác</h3> mình có 2 server với 2 ip khác nhau: – Server gốc: 103.168.192.12 – Server đích: 102.162.12.121 Giờ mình chuyển tất cả source trong thư mục <strong>/home/data1</strong> sang thư mục <strong>/home/data2</strong> <pre>scp /home/data1 root@103.221.220.27:/home/data2</pre> </li> </ol> Vậy là xong rồi đó, nếu thấy hay hãy click quảng cáo ủng hộ mình gói mỳ tôm ăn qua ngày nhé, thank you mọi người. <h2>Chuyển website từ VPS cũ sang VPS mới mà không cần tạo hosting nơi VPS mới, với cách này sẽ chuyển được file qua nhanh gấp 3 lần và tốt cho những website có dung lượng lớn</h2> <strong>Bước 1:</strong> Đăng nhập VPS cần chuyển đi, sau đó tạo file backup admin <strong>Bước 2:</strong> Đăng nhập FTP Client của VPS đi, sau đó gắp chuyển file backup vào Folder /home/admin/admin_backups/tenfilebackup Hoặc tải file về máy tính (nếu đã tải file trong máy tính rồi thì bỏ qua bước 2) <strong>Bước 3:</strong> Đăng nhập root SSH – VPS cần chuyển đến, cd /home/admin/admin_backups/ wget http://domain.com/user.admin.tenfilebackup.tar.gz <strong>Bước 4:</strong> Đăng nhập Direct Admin VPS Vào Restore và backup Admin… Chọn file cần restore và tiến hành chạy… <img class="alignnone size-full wp-image-539" src="https://codexanh.com/wp-content/uploads/2018/04/vps-backup1.png" sizes="(max-width: 797px) 100vw, 797px" srcset="https://codexanh.com/wp-content/uploads/2018/04/vps-backup1.png 797w, https://codexanh.com/wp-content/uploads/2018/04/vps-backup1-250x169.png 250w, https://codexanh.com/wp-content/uploads/2018/04/vps-backup1-768x518.png 768w, https://codexanh.com/wp-content/uploads/2018/04/vps-backup1-700x473.png 700w, https://codexanh.com/wp-content/uploads/2018/04/vps-backup1-120x81.png 120w" alt="" width="797" height="538" /> Sau đó, chỏ domain về IP hosting mới <strong>Lưu ý: Đối với CI phiên bản 2.x và đích đến PHP 7.x</strong> Truy cập đường dẫn VPS đích đến để fix lỗi: root/application/config/database.php $db[‘default’][‘dbdriver’] = ‘mysql‘; <em>Cấu hình lại thông số mới: -></em> $db[‘default’][‘dbdriver’] = ‘mys<strong>qli</strong>‘;